PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH LỖI
Video hướng dẫn Đăng nhập

I. Phòng, chống say nắng, say nóng

1. Nguyên nhân của say nắng, say nóng

- Khi lao động hoặc phơi mình dưới trời nắng gắt mà không đội mũ nón

- Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nóng bức.

- Hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ.

- Sự thải nhiệt bị cản trở (mặc quần áo không thấm mồ hôi, độ ẩm quá cao).

- Không uống bù đủ nước.

2. Biểu hiện thường gặp của say nắng, say nóng

- Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt, thường có các biểu hiện như:

- Ở mức độ nhẹ: người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, thở nhanh, hồi hộp, đánh chống ngực, chuột rút.

- Ở mức độ nặng: người bệnh đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch và có thể tử vong. 

3. Xử trí say nắng, say nóng

Khi gặp người bệnh có các biểu hiện về sức khỏe do say nắng, say nóng, tùy theo mức độ mà có thể áp dụng những cách xử trí sau:

Ở mức độ nhẹ: chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió.

+ Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân, sau đó, lau mát cơ thể nạn nhân bằng khăn có tẩm nước mát. Đặt khăn thấm nước mát tại các vị trí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ, trán và hai bên thái dương để giúp nhanh chóng hạ nhiệt độ cơ thể.

+ Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nước mát nhỏ. Tốt nhất là nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.

+ Nếu nạn nhân bị chuột rút cần xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng cơ bị chuột rút.

+ Trong quá trình cấp cứu nạn nhân, không để cho mọi người vây quanh nạn nhân gây ngột ngạt, khó chịu. Sau khoảng 10-15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần.

Ở mức độ nặng: Nếu nạn nhân có các biểu hiện ở mức độ nặng như: Đau đầu dữ dội, khó thở, buồn nôn hoặc nôn,… cần gọi ngay cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

4. cách phòng, chống say nắng, say nóng

- Tuyệt đối không để học sinh nô đùa ngoài trời nắng nóng, nhắc nhở các em thường xuyên uống nước, mặc áo chống nắng rộng, thoáng và đội mũ rộng vành khi đi dưới trời nắng nóng.

- Hạn chế đi ra ngoài trong những ngày trời nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

- Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Có thể uống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, không uống nước ngọt có ga và đồ uống năng lượng.

- Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 - 15 phút.

- Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm,...

- Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt ở các công xưởng, hầm, lò,... điều đó rất có ý nghĩa trong việc phòng chống bị say nắng, say nóng.

- Khi vừa đi nắng về, đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cơ thể tăng cao,không nên tắm ngay vì sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.

- Vào mùa nắng nóng, chúng ta cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như: Rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua,... mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm mồ hôi.

- Không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đã tắt máy, dù chỉ để trong thời gian ngắn, do nhiệt độ trong xe hơi có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút tắt máy ở ngoài trời.

- Tập thể dục vừa sức để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân.

- Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà phải tắt điều hòa một khoảng thời gian để nhiệt độ trong phòng và bên ngoài không quá chênh lệch giúp cơ thể thích nghi tránh hiện tượng sốc nhiệt.

II. Phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Mùa hè đến thời tiết nắng nóng, côn trùng phát triển, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và bất thường, mưa lũ sảy ra thường xuyên là nguyên nhân phát sinh các loại bệnh lây qua đường tiêu hóa, bệnh do côn trùng như: Tả, Lỵ, Thương hàn, Sốt xuất huyết, Tai-mũi-họng, Cúm A(H5N1), A( H1N1), sốt phát ban và sốt do các virus khác gây ra. Đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em trong độ tuổi đến trường. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ đang lớn, hiếu động, tò mò, hệ thống miễn dịch đang từng bước hình thành, chưa có ý thức để tự giác phòng bệnh, khi mắc bệnh dễ lây cho các bạn cùng trường, cùng lớp. Vì vậy các em hoc sinh cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè cho bản thân mình để hạn chế tối đa mắc phải các loại bệnh trên. Sau đây là một số biện pháp phòng bệnh.

1. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn để loại trừ mầm bệnh.

- Hạn chế đi ra ngoài trời và khi cần ra ngoài thì phải mặc áo quần che kín da và đội nón rộng vành che phủ kín vùng cổ, gáy để phòng say nắng.

- Ăn đủ chất chú ý ăn thêm các loại rau, củ, quả nhưng cần rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn.

- Không ăn những thức ăn chưa được nấu chín như tiết canh, nem chua, thịt các loại nấu tái, trứng sống, gỏi cá, không ăn uống ở những hàng quán không có đủ nước sạch và không hợp vệ sinh.

- Uống đủ nước, tốt nhất nên uống 2 lít/ ngày. Hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là các loại nước ngọt có ga.

2. Giữ gìn vệ sinh môi trường

- Nhà ở và lớp học phải gọn gàng, sạch sẽ, thông thoáng để làm giảm độ nóng và thanh thải mầm bệnh trong không khí.

- Không để thức ăn, rác, nước thải vương vãi làm thu hút ruồi, muỗi, côn trùng vào nhà, lớp học.

- Thường xuyên vệ sinh quang cảnh xung quanh nhà trường, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm,…

- Không thải bỏ bất cứ vật gì xuống nguồn nước vì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước làm vi khuẩn, vi rus có điều kiện phát triển mạnh gây bùng phát dịch bệnh cho cộng đồng

- Cá nhân, gia đình và cộng đồng cần tích cực khuyến cáo mọi người không vức rác bừa bãi ra môi trường, rác cần được thu gom và xử lý đúng theo quy định.

- Mọi người dân và các em học sinh hãy nâng cao sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng cách ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin, có chế độ làm việc, sinh hoạt, luyện tập thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không để bệnh lây lan sang người thân và cộng đồng./.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Để chủ động và đảm bảo công tác vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh khi mùa hè đến. Ngày 18/08/2024 Trường tiểu học Thạch Lỗi tổ chức phun thuốc diện muỗi toàn trường. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 11 phút - Ngày 19 tháng 8 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện chỉ đạo của Phòng GDĐT huyện Cẩm Giàng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm học 2024-2025, nhằm tiếp tục nâng cao công tác ứng dụng ... Cập nhật lúc : 10 giờ 4 phút - Ngày 16 tháng 8 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng ngày 30/5/2024, trường Tiểu học Thạch Lỗi tổ chức lễ tổng kết năm học 2023 – 2024. Buổi lễ diễn ra với nhiều cảm xúc khó tả, nhất là đối với các em khối 5, xa mái trường Tiểu học, xa cá ... Cập nhật lúc : 8 giờ 51 phút - Ngày 31 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 819/KH - SGDĐT ngày 26/4/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Tổ Chức biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương lớp 5 cấp tiểu học tỉnh Hải Dương. Sở Giáo dục và Đào tạ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 24 phút - Ngày 21 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Mọi người dân và các em học sinh hãy nâng cao sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng cách ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin, có chế độ làm việc, sinh hoạt, ... Cập nhật lúc : 10 giờ 2 phút - Ngày 14 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 9/5/2024 Trường Tiểu học Thạch Lỗi tham gia ngày hội STEM cấp huyện tại trường Tiểu học Cẩm Hưng năm học 2023 - 2024. ... Cập nhật lúc : 5 giờ 28 phút - Ngày 12 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp các em tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Một trong những kĩ năng đ ... Cập nhật lúc : 21 giờ 1 phút - Ngày 11 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Cách đây 70 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi vào lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, một trong những chiến công hiển hách, xứng đáng “được ghi vào lịch ... Cập nhật lúc : 22 giờ 43 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Hội thi thu hút 24 hiệu trưởng các trường tiểu học đến từ 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tham gia. Đây là những hiệu trưởng xuất sắc đã được tuyển chọn từ cấp huyện. Lần đầu tiên Sở ... Cập nhật lúc : 8 giờ 9 phút - Ngày 26 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Cận thị học đường đã và đang trở thành một vấn nạn đối với lứa tuổi học sinh. Tại khắp cả nước, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và vui ch ... Cập nhật lúc : 15 giờ 17 phút - Ngày 24 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...