PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH LỖI
Video hướng dẫn Đăng nhập
Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 01/9/1961, Hồ Chủ tịch đã nói: “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông: 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”. Ấy vậy mà chúng ta luôn thấy hình ảnh một người xuất hiện với sự hiểu biết vô cùng sâu sắc về mọi phương diện. Nhà nghiên cứu Vasiliep đã nhận xét: “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời”.
Đạt được tầm hiểu biết ấy là nhờ Hồ Chủ tịch đã không ngừng học tập, đọc các loại sách, báo. Năm 1961, khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm, Hồ Chủ tịch tâm sự: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”.
Sách là “Thuốc chữa tội ngu” và là một trong những nguồn quan trọng có thể đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi tự do, bình đẳng, bác ái là gì? Từ những thắc mắc đầu tiên ấy về sau cũng chính nhờ sách, báo Bác đã tìm ra con đường cứu nước cứu dân và hình ảnh “Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin” đã đi vào lịch sử.
Người khuyên chúng ta: “Muốn có nhiều tài liệu phải xem cho rộng... Xem được nhiều thứ báo chừng nào thì lấy được nhiều tài liệu chừng ấy”. Không chỉ là những người đọc để phục vụ công việc hàng ngày mới cần phải đọc, mà mỗi một người đều nên đọc sách để tăng thêm kiến thức và có những hiểu biết cho quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
Người đã từng nhấn mạnh: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi: “Vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn.”
“Dù xem được hàng ngàn quyển lý luận nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào cái hòm đựng sách”. Đọc, nghiền ngẫm và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống mới là vấn đề quan trọng. Chúng ta chỉ đọc sách mà không áp dụng gì được cho chính bản thân chúng ta hoặc với người khác thì không khác nào chúng ta ăn mà không tiêu, không hấp thụ được dưỡng chất vào cơ thể. Khi đó, sách cũng chỉ là đống giấy chứa chữ vô nghĩa mà thôi.
Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7 (21/4/2021) là dịp kỷ niệm 93 năm ra mắt cuốn sách “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là dịp diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích niềm yêu thích đọc sách, đồng thời tôn trọng bản quyền tác giả của mọi người dân.
Trong đời sống của mỗi chúng ta, sách là kho tàng tri thức, là sản phẩm văn hóa tinh thần đóng vai trò rất quan trọng. Có thể nói sách là người thầy dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả; Sách là người bạn gần gũi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mỗi chúng ta. Vì thế, từ lâu đọc sách đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Dù ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học là một trong những phương cách để hoàn thiện bản thân, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và để đóng góp vào phát triển xã hội và đọc sách là một trong những cách học hiệu quả. Từ đọc sách, sưu tầm sách đến xây dựng tủ sách, xây dựng thư viện là các bước hình thành văn hóa đọc.
Nhận thức tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thật sự là niềm vui lớn cho những người yêu sách.
Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc, là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, là dịp tôn vinh người đọc và những người tham gia sáng tác, xuất bản, in, phát hành và sưu tầm, lưu giữ sách. Đồng thời, cũng là dịp đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7 còn là dịp kỷ niệm 93 năm ra mắt cuốn sách “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác gia lớn, một Danh nhân văn hóa thế giới. Các tác phẩm của Người không chỉ có giá trị cao đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn Ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ càng có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là dịp diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích niềm yêu thích đọc sách, đồng thời tôn trọng bản quyền tác giả của mọi người dân trên thế giới. Việc tổ chức ngày Sách Việt Nam vào dịp này thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại./.
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hòa chung trong không khí tưng bừng, sôi nổi của thanh niên cả nước, chiều ngày 25/3/2024, trường Tiểu học Thạch Lỗi long trọng tổ chức kỉ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh n ... Cập nhật lúc : 10 giờ 0 phút - Ngày 27 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Cúm A rất dễ lây lan từ người sang người thông qua các giọt dịch tiết trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Khoảng cách lây nhiễm có thể lên tới gần 2m. Ngoài ra cúm A ... Cập nhật lúc : 15 giờ 3 phút - Ngày 22 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều 20 - 03, các em học sinh khối lớp 4, lớp 5 của Trường tiểu học Thạch Lỗi ( Cẩm Giàng - Hải Dương đã đến tham quan và tìm hiều về khu di tích quốc gia đặc biệt : Văn Miếu - Đền Bia. Buổ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 0 phút - Ngày 21 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày hội “Thiếu nhi vui khoẻ” là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động của Tháng Thanh niên năm 2024, thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/193 ... Cập nhật lúc : 8 giờ 20 phút - Ngày 21 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Tuần học vừa qua , hưởng ứng "Tuần lễ áo dài Việt Nam" năm 2024 do Liên đoàn Lao động phát động và hướng tới kỉ niệm ngày 08/03, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nữ trường tiểu học Thạch ... Cập nhật lúc : 16 giờ 44 phút - Ngày 10 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thư viện nhà trường xin giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách “Bà Chúa Kho và giai thoại về những nữ nhân kiệt liệt”; do Lê Thái Dũng biên soạn, Nxb. Hồng Đức xuất bản năm 2021 sẽ giới thiệu đến ... Cập nhật lúc : 8 giờ 17 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Để chủ động cho công tác phòng chống dịch bệnh mùa xuân. Chiều ngày 02/03/2024 Ban giám hiệu trường tiểu học Thạch Lỗi đã chỉ đạo nhân viên tiến hành phun thuốc diệt muỗi và côn trùng trong ... Cập nhật lúc : 14 giờ 20 phút - Ngày 3 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 25/KH-BGDĐT ngày 10/01/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường học năm 2024. Kế hoạch số 237/ ... Cập nhật lúc : 14 giờ 7 phút - Ngày 3 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Căn cứ Quyết định số 5572/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet dành cho học sinh phổ thông (IOE) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/11/2014; Ngày ... Cập nhật lúc : 10 giờ 27 phút - Ngày 2 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện CV số 278SGDDT về Hội thảo giới thiệu sgk lớp 5, trường Tiểu học Thạch Lỗi đã tổ chức các buổi tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 5 năm học 2023- 2024. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 41 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...